Chế độ ăn cho bà bầu từ 3-9 tháng - Chia sẻ từ chuyên gia

Chia sẻ

Theo dân gian có chia sẻ, khi mang thai là lúc cơ thể bạn cái gì cũng cần tăng gấp đôi vì để dành cho 2 người. Vậy nên chế độ ăn cho bà bầu rất quan trọng và cần bổ sung đúng, đủ. Nhất là giai đoạn giữa về cuối khi đã qua cơn nghén, chuẩn bị bước vào lâm bồn, khoảng 3 đến 9 tháng.

1. 3 Nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản mẹ bầu nên nhớ

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống cho bà bầu cần nhớ nguyên tắc: Ăn nhiều, không bỏ bữa, ăn đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành cùng phát triển của thai nhi như: Cân bằng giữa protein , carbohydrate và chất béo .

Mang thai là thời gian đến 09 tháng 10 ngày để 1 em bé trong bụng bạn có cơ hội hình thành các cơ quan chức năng cũng như có được sức đề kháng tốt cho cơ thể sau này. Đồng thời cũng là thời gian người mẹ cần tích trữ năng lượng để nuôi em bé và có sức cho quá trình vượt cạn. Vậy nên 1 chế độ ăn cần cân bằng và hợp lý.

Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản mẹ bầu cần quan tâm khi mang bầu:

  • Nguyên tắc cân bằng, đủ chất: Bạn không nên quá thiên vào 1 nhóm đồ ăn nào đó. Mà cần nhớ phải đa dạng thực phẩm để giàu dinh dưỡng. Tổng hợp của protein động vật và thực vật khác nhau, trái cây, ngũ cốc và rau quả trong thời kỳ mang thai.
  • Luôn lựa chọn Carbohydrate phức hợp có trong bánh mì, mì ống thay cho Carbohydrate tinh chế (siro, nước ép trái cây, đồ uống đóng hộp…). Vì khi mang thai, người mẹ đang có lượng đường trong máu cao nên cần tránh những nhóm có chứa nhiều đường.
  • Luôn bổ sung thêm các vitamin như canxi, sắt, để tăng cường sự chắc khoẻ cho xương, răng và các cơ của thai nhi.

Đó là những quy tắc chung cho chế độ dinh dưỡng. Cụ thể hơn mỗi mẹ bầu có 03 kỳ tam cá nguyệt. Mỗi giai đoạn các bé đang hình thành các bộ phận khác nhau. Nên người mang thai lại cần để ý đến chế độ khác nhau như: Chế độ ăn bà bầu 3 tháng đầu khác với chế độ ăn 6 tháng, 9 tháng.

2. Chế độ ăn hợp lý đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu từ 3-9 tháng

Chế độ ăn bà bầu 3 tháng đầu là giai đoạn không thể bỏ qua. Với những mẹ bầu có thể nói đây là giai đoạn khá cam go. Bởi gần như đến 70% họ đều bị nghén lúc này. Tình trạng phổ biến gặp chính là: Mệt mỏi, đau nhức và ăn bất cứ thứ gì cũng thấy khó nuốt, có mùi lạ, buồn nôn, thậm chí không tiêu hoá được mà nôn ra tất cả những gì nạp vào.

Nhưng để cả mẹ cùng em bé được đủ chất, bạn vẫn cố gắng ăn uống đủ dinh dưỡng cho dù thời kỳ này khá vất vả nha. Và cần nhớ tập trung bổ sung:

  • Tính từ lúc phôi thai hình thành khoảng 2,5 tuần, nên lúc này tim thai bắt đầu có và hoạt động rồi đến các các chi. Bạn cần bổ sung thêm, sắt, canxi, vitamin D, có trong sữa, trứng và nhất là sữa công thức dành cho bà bầu.
  • Nhóm axit folic cũng rất quan trọng và nên được ưu tiên bổ sung. Bởi đây là giai đoạn hình thành ống thần kinh. Axit folic rất quan trọng vì nó có thể giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh lớn về não của em bé (chứng thiếu máu não) và cột sống (tật nứt đốt sống). Vì thế bạn nên ăn nhiều cam quýt, đậu Hà Lan, gạo và ngũ cốc.
  • Tăng cường thêm trái cây và rau xanh, để tăng chất xơ cho cả mẹ và bé
  • Luôn ăn đầy đủ cá thịt để cung cấp đủ hàm lượng chất béo thấp và protein chất lượng cao. Trong cá còn có axit béo O mega-3 , Vitamin B2, D và E. Cũng như trong thịt có các khoáng chất thiết yếu như kali, canxi, kẽm,  iốt , magiê và phốt pho.
  • Vê muối chỉ nên dùng muối iot để chế biến, dùng bữa. Muối i-ốt có thể giúp hệ thần kinh và não bộ của em bé phát triển bình thường, tránh được những dị tật không đáng có.

Ngoài ra, tại Dr Hoàng Hà nơi có bác sĩ chuyên môn đầu ngành cũng cho biết: “Về chế độ ăn cho bà bầu tốt, chị em có thể tham khảo: Một chế độ ăn cụ thể được các bác sĩ lên thực đơn cho bạn theo từng giai đoạn. Lưu ý khi nạp đủ chất và nạp tăng cường khó mà ăn 1 lúc được cần chia thành nhiều bữa nhỏ đều đặn. Bạn cũng cần giữ cho cơ thể đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng và không căng thẳng để giữ cho em bé của bạn khỏe mạnh và vui vẻ”

2.1. Bà bầu từ 1-3 tháng

Và cũng như đã nói ở trên, mỗi 1 thời điểm cần bổ sung các dưỡng chất khác nhau để phù hợp cho các bé phát triển tốt nhất. Ở giai đoạn 1- 3 tháng bạn cần ăn uống thế nào để hỗ trợ các thai nhi?

  • Thực phẩm giàu folate bởi nó rất quan trọng cho sự phát triển thích hợp của phôi thai, tim thai, có trong: Cam, quýt, trái cây mọng và rau bông cải xanh, rau bina, súp lơ,  đậu, trứng, khoai tây … 
  • Nhóm thực phẩm có vitamin B6 rất cần thiết trong chế độ ăn uống bầu từ 1 – 3 tháng. Bởi nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng nghén, chán ăn, nôn mửa. Chúng có trong thực phẩm: Bơ đậu phộng, chuối, cá hồi và các loại hạt.
  • Nhóm trái cây nhưng tránh ăn đu đủ, tránh uống nước dừa. Thời gian này bạn hãy ăn liên tục và bổ sung nhiều càng nhiều trái cây càng tốt nhé.
  • Đặc biệt bắt đầu uống viên sắt và thêm vào các nhóm đồ ăn có chứa sắt, để có thể giúp thai kỳ cùng người mẹ khoẻ mạnh như có thịt gà, đậu, trái cây khô, thịt cừu…

Lưu ý chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu nên tránh đu đủ vì có tính hàn dễ gây động thai. Cũng như tránh uống nhiều nước dừa lạnh bụng không tốt cho tiêu hoá. BẠn cần tránh ăn cả những đồ biển vì chúng có chứa thuỷ ngân còn các loại cá nước ngọt thì ngược lại.

2.2. Bà bầu từ 4-6 tháng

Từ tháng thứ 4, em bé trong bụng đang cỡ khoảng 23 – 43g và dài tầm 7,62. Tức nhìn bé như 1 trái xoài rồi. Lúc này bé đang dần phát triển mạnh mẽ nhất là não, các giác quan đến tóc, xương hàm, cơ bắp. Vậy nên chế độ dinh dưỡng thích hợp là:

  • Chất đạm cần bổ sung nhiều để các tế bào được phát triển khoẻ nhất. Có trong đậu nành, đậu phụ, các loại hạt.
  • Tăng cường chất xơ có trong rau củ quả, trái cây, nước lọc để giảm thiểu nguy cơ táo bón cũng như trĩ ở người mẹ.
  • Nhu cầu lượng canxi của bé lẫn mẹ đều cao hơn ở giai đoạn này nên cần uống đầy đủ sữa bà bầu ít nhất 2 ly mỗi ngày.
  • Lúc này hệ thần kinh trung ương của trẻ đang hình thành. Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống khi mang thai tháng thứ tư của bạn có đủ lượng axit béo Omega 3, 6, 9. Có trong cá hồi, cá ngừ, cá nước ngọt, dầu oliu.

Lưu ý đến từ các chuyên gia cho bạn là: Nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn caffein, rượu, thịt và trứng nấu chưa chín trong thời điểm này.

2.3. Bà bầu từ 7-9 tháng

Đây là lúc mà thai nhi lớn lên khá rõ, bạn có thể cảm nhận được qua các cử động: Đạp, quay người của các bé trong bụng. Nên để sắp tới vượt cạn thành công cùng cho con 1 sức đề kháng tốt hãy nhớ:

  • Ăn nhiều ngũ cốc và bánh mì nguyên hạt , có thể chia nhỏ bữa, 6 đến 11 phần mỗi ngày
  • Ăn thêm nhiều trái cây cũng nên chia nhỏ khoảng 4 lần ăn/ ngày.
  • Rau tương tự trái cây cũng nên ăn hơn 4 phần mỗi ngày
  • Các sản phẩm từ sữa bao gồm cả sữa bầu lẫn sữa uống.
  • Thực phẩm giàu protein ăn khoảng 3 phần ăn mỗi ngày
  • Và đừng quên tối thiểu 2 lít nước tinh khiết mỗi ngày

Lưu ý ở các tháng cuối này bạn có thể uống thêm nhiều nước dừa rồi. Để có thể tích trữ được nhiều lượng nước ối nhất, chuẩn bị cho vượt cạn mà không bị cạn ối quá sớm, gây nguy hiểm đến quá trình sinh nở nha. Đồng thời đây cũng là giai đoạn bạn nên đi siêu âm 1 tuần 1 lần để các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé thường xuyên nhất.

3. 5+ Thực phẩm chị em không nên sử dụng khi mang thai

Nên ăn những gì, chúng tôi đã liệt kê bên trên. Nhưng chế độ ăn khi mang thai hay ngay cả chế độ ăn sau sinh bạn cần biết phải kiêng gì nữa để còn tránh.

  • Tránh những đồ chưa chế biến kỹ, hải sản sống: Ví dụ như sushi nhưng hãy tránh nó bằng mọi giá. Hay trong cá sống, gỏi cá có chứa hàm lượng methylmercury cao. Chúng có nguy cơ
  • gây nên bệnh listeriosis và có chứa vi khuẩn.
  • Tránh pho mát mềm chưa được tiệt trùng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn, tiềm ẩn các bệnh không tốt cho thai nhi.
  • Tránh đồ cay nóng ngay cả mang bầu hay sau sinh. Vì con đang nhận nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ người mẹ. Chúng vừa hại dạ dày của bạn bị bỏng và gây ra chứng khó tiêu, khó chịu cho cả 2 mẹ, bé.
  • Tránh các chất kích thích, đồ uống có chứa cafein, đồ uống có ga, hay rượu bia, trà, thuốc lá không tốt cho hệ thần kinh của trẻ.

Ngoài ra. ngoài chế độ ăn uống, chị em cũng nên duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ để sức khỏe của mẹ và bé được đảm bảo. Nên duy trì 30p mỗi ngày để giảm các triệu chứng đau lưng, táo bón, đầy hơi và tiểu đường.

Trên đây là một số thông tin về chế độ ăn cho bà bầu mà những ai đang mang thai cần nắm được. Hy vọng các bạn có thêm kinh nghiệm để các bé được chào đời an toàn cũng mạnh khoẻ nhất. 

Khi cần thêm thông tin gì về sức khoẻ cũng như chế độ chăm sóc bạn cũng có thể liên hệ Dr. Hoàng Hà, để nhận được tư vấn tốt nhất.

———————————-

Dr. Hoàng Hà niềm tin của phái đẹp!

  • Cơ sở: C9, Ngõ 153 Trường Chinh, P. Phương liệt, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Bệnh viện công tác: Bệnh viện thẩm mỹ Emcass, Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
  • Website: https://drhoangha.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/drhoanghapttm
  • Hotline: 0886.333.225 – 093.6151.480

Chia sẻ

Dr Hoàng Hà Đ/c làm đẹp – Thẩm mỹ uy tín và chất lượng hàng đầu Cam kết mang đến cho khách hàng một diện mạo hài lòng, tự tin cùng chất lượng dịch vụ an tâm, đẳng cấp

Hotline: 0945.333.225

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Đặt lịch hẹn với Dr Hoàng Hà!

  • ĐẶT LỊCH HẸN với DR HOÀNG HÀ


  • Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách
  • Tư vấn trực tiếp 24/7: 0886.333.225