10+ Lưu ý chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ - Có thể bạn chưa biết?

Chia sẻ

Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vì sao cần thiết? Bởi theo dân gian cho biết sinh nở là “cửa tử” với mỗi người. Quá trình hồi phục rất quan trọng. Nên giai đoạn này bạn càng cần chú ý hơn bao giờ hết, đừng bỏ qua nó, nhớ liên tục theo dõi các bất thường để bảo vệ chính mình.

1. Chăm sóc sức khỏe sinh sản là gì?

Cơ thể phụ nữ khi mang thai đích thị là một hệ thống mỏng manh. Bởi lúc này gần như cần gấp đôi năng lượng, thể chất để nuôi dưỡng cả mẹ lẫn con. CŨng như cần cung cấp đủ các kiến thức về sinh sản để quá trình vượt cạn cũng như hậu sản thuận lợi nhất.

Sức khỏe của phụ nữ dễ bị chấn thương, mất cân bằng và nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Nếu cảm thấy sức khỏe của mình không ổn, trong thai kỳ, người mẹ nên đến các phòng khám để kiểm tra cổ tử cung và kiểm tra sức khoẻ, tình trạng thai nhi ngay.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ không chỉ chú ý đến dinh dưỡng, luyện tập thể trạng mà ngay cả tình dục cũng là 1 vấn đề cần quan tâm. Nên chúng bao gồm cả yếu tố này nữa. Cụ thể có những nội dung nào, cần chăm sóc các mẹ ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp theo.

2. 10 nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản? chia sẻ từ chuyên gia

Để giải đáp cho 10 nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, chúng tôi tìm gặp đến chuyên gia nhằm có góc nhìn chân thực, chính xác. Người trả lời cho vấn đề này là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hà, người công tác nhiều năm tại các bệnh viện công lớn tại Hà Nội cho biết “ Vấn đề sức khoẻ sinh sản bao gồm đủ 10 yếu tố như: Sử dụng biện pháp tránh thai đúng, thường xuyên khám phụ khoa định kỳ, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt theo tháng, các triệu chừng tiền kinh nguyệt, chăm sóc sức khoẻ, uống nhiều nước, kiểm soát cân nặng, ngoài ra còn có khám sức khoẻ cho nam giới, thai nhi”

Với ý kiến trên, chúng ta cùng đi sâu hơn vào từng vấn đề cần cụ thể ra sao?

2.1. Sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp

Nếu những ông bố bà mẹ tương lai chưa sẵn sàng cũng như thấy thời điểm chưa hợp lý để có con. Hãy tuân thủ các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, vẫn đảm bảo sức khỏe. 

2.2. Khám phụ khoa định kỳ

Với chị em phụ nữ nói riêng, vấn đề sức khỏe liên quan đến vùng “cô bé” rất thường gặp bởi nhiều yếu tố: Sinh hoạt, môi trường, thói quen. Để tránh viêm nhiễm cũng như mắc các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng không tốt cho sinh sản sau này, nhớ thường kiểm tra định kỳ để có cách khắc phục sớm.

2.3. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng

Theo dõi chu kỳ “dâu” hàng tháng là 1 cách kiểm soát tốt về tình trạng có mang thai hay không của bạn. Đồng thời giữ cho chu kỳ đều để có thể trạng sức khoẻ ổn định, để sẵn sàng nếu bạn muốn mang bầu.

2.4. Cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Các tình trạng tiền kinh nguyệt như: Đau bụng dưới dữ dội, đau thắt lưng hay các cơn co thắt, khó chịu sẽ ảnh hưởng phần nào đến quá trình sinh sản sau này. Với những trường hợp này bạn cần tìm cách cải thiện chúng bằng các liều thuốc, cũng như nhiều cách dân gian chữa trị.

Bằng việc tăng cường tiêu thụ canxi và magiê bạn cũng có thể cải thiện. Những khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt).

2.5. Chăm sóc sức khỏe của bạn

Chăm sóc sức khỏe nói chung là giữ cho chế độ sinh hoạt ổn định, dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra thường xuyên thăm khám các bệnh như: Ung thư cổ tử cung, có hội chứng buồng trứng đa nang không, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, STD và xét nghiệm nhiễm trùng.

2.6. Uống nhiều nước

Cơ thể con người có đến 80% là nước, bạn cần uống đủ 1,5- 2 lít nước mỗi ngày để quá trình trao đổi chất được dễ dàng.

2.7. Kiểm soát cân nặng

Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh suy dinh dưỡng quá hay phát phì, dư thừa mỡ trong cơ thể.

2.8. Duy trì đời sống tình dục lành mạnh

Bởi thường xuyên đạt cực khoái để kích hoạt giải phóng các hormone lành mạnh. Trên thực tế, nó có thể giải độc cơ thể của bạn.

Luôn thực hiện đời sống tình dục an toàn, lành mạnh để phòng tránh những căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

2.9. Khám sức khỏe sinh sản nam giới

Để sinh sản, là quá trình tác hợp giữa 2 người. Nên chăm sóc sức khỏe sinh sản còn tính cả nửa kia nữa. Với nam cần kiểm tra định kỳ về bộ phận sinh dục, các tính dục để xem xét khả năng sinh sản. Đồng thời nên làm các xét nghiệm Tinh Dịch Đồ, xét nghiệm FSH/ Follicular stimulating hormone, xét nghiệm LH / Luteinizing hormone Testosterone để xem có bất thường gì sẽ ảnh hưởng đến sinh sản sau này không?

2.10. Khám sức khỏe thai nhi

Với 1 em bé khi bắt đầu hình thành, là bạn đang bước vào giai đoạn sinh sản rồi. Nên cần theo dõi ngay từ bụng mẹ như: Siêu âm tim thai, kiểm tra dị tật, để chủ động hơn cho việc chăm sóc

Những lời khuyên trên của chúng tôi thật ra  không khó để áp dụng vào thực tế. Bạn chỉ cần đưa ra kỷ luật và sẽ thực hiện chúng theo các bước để đảm bảo cho sức khoẻ tổng thể được tốt nhất nha.

Cho dù không có các triệu chứng gì bất thường nhưng chị em vẫn nên chủ động đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như theo dõi để biết được tình trạng và để chủ động nắm bắt được, nếu như có gì lạ còn kịp xử lý.

Như vậy Dr Hoàng Hà đã giải đáp cho bạn về 10 nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản rồi. Khi cần thêm thông tin gì khác liên quan đến thể trạng và cần lưu ý những gì bạn có thể liên hệ thêm để được giải đáp.

————————————

Dr Hoàng Hà niềm tin của phái đẹp!

  • Cơ sở: C9, Ngõ 153 Trường Chinh, P. Phương liệt, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Bệnh viện công tác: Bệnh viện thẩm mỹ Emcass, Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
  • Website: https://drhoangha.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/drhoanghapttm
  • Hotline: 094.5333.225 – 096.9333.225 – 093.6151.480

Chia sẻ

Dr Hoàng Hà Đ/c làm đẹp – Thẩm mỹ uy tín và chất lượng hàng đầu Cam kết mang đến cho khách hàng một diện mạo hài lòng, tự tin cùng chất lượng dịch vụ an tâm, đẳng cấp

Hotline: 0945.333.225

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Đặt lịch hẹn với Dr Hoàng Hà!

  • ĐẶT LỊCH HẸN với DR HOÀNG HÀ


  • Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách
  • Tư vấn trực tiếp 24/7: 0886.333.225