Top 5+ chế độ ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi - Chia sẻ từ chuyên gia
Khi bất cứ 1 ông bố bà mẹ nào chuẩn bị cho bé ăn dặm, chuyển từ cột mốc bú mẹ thuần sang dùng các chất lỏng, đặc hơn đều sẽ cần chú ý hơn. Họ cần quan tâm đến chế độ ăn dặm cho bé thế nào là hợp lý, cần bổ sung như thế nào, ra sao ở từng bữa? Dưới đây chúng tôi liệt kê chi tiết cho bạn.
Contents
1. Chế độ ăn dặm của trẻ nhỏ là gì?
Trong 6 tháng đầu, trẻ cần được bú sữa hoặc dùng sữa bột, sữa công thức hoàn toàn. Thời gian từ 6- 12 tháng trẻ mới bắt đầu chuyển sang ăn bột quấy, thức ăn dạng đặc hơn sữa mẹ, được gọi là ăn dặm.
Đây cũng là giai đoạn chuyển sang dùng thức ăn thô. Ngoài việc chỉ bú nuốt như trước, trẻ cần tập làm quen với nhai và dùng kỹ năng của lưỡi với đồ ăn xay, cháo, bột, rau củ nghiền…
Nói chung về chế độ ăn dặm cho bé cần khác so với người trưởng thành hay với trẻ lớn. Về cơ bản,dinh dưỡng ăn dặm cần ăn ít calo. Ăn những đồ không quá cứng, đặc chỉ nên là dạng sệt, bổ sung thêm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và chất xơ. Lưu ý thức ăn dành cho trẻ em không nên thêm quá nhiều hay bằng lượng muối và chất béo, như người lớn.
Ăn dặm dù sao vẫn là bước để trẻ làm quen với thức ăn và tập các kỹ năng nhai cũng như để bộ máy tiêu hoá dần tập luyện nên bạn chỉ bổ sung chứ không cắt hẳn nguồn sữa mẹ, hay sữa đang bú của con. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu thời gian này.
2. Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6-12 tháng
Cho con bạn nếm thử thức ăn đặc lần đầu tiên kể từ khi sinh ra là một cột mốc quan trọng. Dưới đây là những điều bạn cần biết về thực đơn cho các bé từ 6-12 tháng tuổi để tham khảo áp dụng, hỗ trợ cho trẻ sức khoẻ cũng sức đề kháng tốt nhất.
Lưu ý: Suốt quãng thời gian này bạn vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức – hằng ngày. Những tuần đầu giai đoạn 6 tháng nên cho trẻ ăn thức ăn đơn thành phần như bột rau, bột thịt heo … không chứa đường hoặc muối. Chờ 3-5 ngày giữa mỗi lần ăn mới để xem bé có phản ứng gì không, chẳng hạn như tiêu chảy, phát ban hoặc nôn mửa hay dị ứng. Sau quãng thời gian này, chừng 7-12 tháng, bạn có thể cho trẻ ăn kết hợp nhiều thành phần như thịt, rau củ quả.
2.1. Thực đơn 1
Ngũ cốc, các loại hạt cần bổ sung và cho trẻ tập làm quen trước dưới dạng bột ngọt rồi mới đến bột mặn. Vì chúng tăng cường cung cấp cho con bạn chất sắt, dinh dưỡng quan trọng mà chúng cần lúc này. Bởi khoảng 6 tháng tuổi, thành phần sắt ở trẻ bắt đầu suy giảm dần.
Cần chuẩn bị: 100 – 200ml bột + sữa công thức. Bột được nghiền, xay từ các loại củ quả như: Bí đỏ, cà rốt,
Menu này bạn có thể áp dụng trong tháng đầu khi con được 6 tháng tuổi. Lưu ý nên nấu bột ngọt nhiều hơn và xay nhuyễn các loại rau, củ quả.
2.2. Thực đơn 2
Mỗi bữa bé từ 7 tháng trở lên, nên cung cấp chừng 200ml bột, cháo dạng mặn/ ngọt xen kẽ nhau. Như cháo tim rau, cháo bí trứng, cháo cá với cà rốt, cháo thịt gà bí đỏ…
2.2. Thực đơn 3
Cần cung cấp cho trẻ 230ml bột/ cháo có: Trái cây, rau xanh, thịt xay nhuyễn
2.2. Thực đơn 4
Có thể cho trẻ ăn dạng bột đặc hơn từ 8 tháng trở lên. Thức ăn không cần xay nghiền quá nhỏ, có thể thái cắt nhỏ và cho trẻ ăn đồ mềm, có thể cầm nắm được. Vẫn cho trẻ bú hay ăn sữa thêm nhưng tỷ lệ 1 bữa sữa – 3 bữa ăn.
2.2. Thực đơn 5
Thực đơn có trái cây hấp mềm hoặc xay bằng máy xay. Đồng thời các bữa chính cho trẻ ăn đa dạng đồ ăn hơn đủ đạm, protein, chất béo hơn như: Cháo trứng gà bí đỏ, cháo tôm mướp, các loại bánh ăn dặm
2.2. Thực đơn 6
Trong chế độ ăn dặm cho bé của bạn sẽ cần bổ sung ít nhất thêm 8 món mới.Bạn cũng có thể bắt đầu trộn các món ăn và nghĩ ra các vị khác nhau để làm hài lòng vị giác cho bé như dầu cải, dầu oliu.
2.2. Thực đơn 7
Ở độ tuổi từ 8 tháng đến 12 tháng, hầu hết trẻ đã quen với việc ăn nhai, nuốt, nên có thể xử lý các phần thái nhỏ hay như trái cây mềm: Chuối, cam, dưa hấu, có thể ăn rau, mì ống, pho mát, thịt nấu chín kỹ, bánh quy giòn và ngũ cốc khô.
Nên nhớ, trẻ chỉ đang quen bú sữa nên chuyển sang ăn dặm nhiều bé thường từ chối khẩu phần thức ăn xay nhuyễn vì mùi vị và kết cấu còn mới. Nếu em bé của bạn có tình trạng đó, đừng ép mà cần kiên nhẫn tập cho trẻ thích ứng. Lưu ý ở độ tuổi 6- 12 tháng các chất dinh dưỡng cần bổ sung nhiều nhất vẫn là sữa, rau củ quả, trái cây, ngũ cốc….
3. 5+ Lưu ý khi trẻ từ 6 tháng ăn dặm
Nói thêm về chế độ ăn dặm cho bé, chuyên gia cũng là bác sĩ của chúng tôi – Nguyễn Hoàng Hà cho biết: “ Dạ dày, hệ tiêu hoá thậm chí vị giác của trẻ sơ sinh khác hoàn toàn người lớn. Chúng còn non nớt và chưa thích ứng được nên quá trình đổi sang ăn dặm tức là thức ăn đặc sệt hơn, cần để trẻ có thời gian làm quen. Và cũng là lần đầu tiếp xúc với các chất dinh dưỡng nên cần bố mẹ theo dõi các phản ứng của con xem có dị ứng hay vấn đề nào khác lạ để điều chỉnh hợp lý ngay.” Dưới đây cũng là top những lưu ý cần thiết:
- Tuần đầu nên xay nhuyễn nhỏ, không quá đặc, nên là dạng lỏng nhiều hơn nên ăn bột ngọt. Cho trẻ bắt đầu với vị ngọt, trái cây, ngũ cốc trước.
- Khi chế biến đồ ăn, có thể trộn bột cùng với sữa mà trẻ đang dùng để trong đó có vị quen miệng của bé.
- Những bữa sau, dần cho trẻ ăn dặm các loại rau và trái cây xay nhuyễn nhưng không chứa đường hoặc muối.
- Khi bổ sung đến nhóm đạm, nhớ cắt thịt hoặc cá thành những miếng rất nhỏ; nấu và nghiền kỹ.
- Đừng cho con bạn uống nước trái cây đóng hộp sẵn cho đến sau 1 tuổi.
- Không cho trẻ ăn sữa bò hoặc mật ong trước tuổi 1. Sữa bò không phải là nguồn cung cấp sắt tốt – và có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt. Mật ong có thể chứa các bào tử có thể gây ra một căn bệnh nghiêm trọng được gọi là ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
- Không cho bé ăn những thức ăn có thể khiến bé bị sặc như xúc xích, các miếng thịt hoặc pho mát.
Chế độ ăn dặm cho bé cuối cùng bạn cần nhớ phải đảm bảo chín kỹ cũng như vệ sinh và tránh những đồ dị ứng, khó tiêu hoá. Bởi hệ miễn dịch của bé còn non yếu và dễ bị các loại vi trùng tấn công. Khi cần giải đáp thêm bất cứ thông tin nào về dinh dưỡng hay sức khoẻ bạn có thể liên hệ chuyên mục tư vấn của bác sĩ để được biết.
———————————-
Dr. Hoàng Hà niềm tin của phái đẹp!
- Cơ sở: C9, Ngõ 153 Trường Chinh, P. Phương liệt, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
- Bệnh viện công tác: Bệnh viện thẩm mỹ Emcass, Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
- Website: https://drhoangha.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/drhoanghapttm
- Hotline: 0886.333.225 – 093.6151.480
Dr Hoang Ha
Dr Hoàng Hà Đ/c làm đẹp – Thẩm mỹ uy tín và chất lượng hàng đầu Cam kết mang đến cho khách hàng một diện mạo hài lòng, tự tin cùng chất lượng dịch vụ an tâm, đẳng cấp