Chăm sóc sức khỏe khi mang thai cần lưu ý những gì? Ban hỏi - Bác sĩ trả lời

Chia sẻ

Chăm sóc sức khỏe khi mang thai, vì sao cần thiết phải biết và là những kiến thức quan trọng. Bới nó là cách để giữ cho bạn và con bạn khỏe mạnh cùng an toàn nhất có thể.

1. Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Các biến chứng của thai kỳ là các vấn đề thường thấy cũng như khá nghiêm trọng. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến các em bé sau này sẽ ra đời, mà còn nguy hiểm ngay đến cơ thể của người mẹ nữa. Vì vậy bạn cần hết sức lưu ý tình trạng.

Chưa kể chăm sóc sức khỏe 3 tháng đầu thai kỳ cực kỳ quan trọng. Vì lúc này bào thai đang hình thành, cơ thể mẹ bắt đầu chuyển biến để từ chỗ nuôi 1 người thành 2. Cả thể trạng lẫn tinh thần đều sẽ thay đổi để thích nghi. Đây cũng là giai đoạn khá yếu ớt. Khi mà con mới hình thành non nớt, chưa ổn định bào thai. Còn mẹ trải qua hành trình ốm nghén, mệt mỏi, mất sức. Vì thế cần lưu ý cho cả mẹ và bé:

  • Cần khám kiểm tra sức khoẻ, siêu âm em bé ở giai đoạn 3 tháng đầu này. Ít nhất nên thăm khám 1 lần 1 tháng. Để theo dõi phôi thai đã vào tử cung, tần suất đập tim thai, sự phát triển, dị tật và dinh dưỡng của người mẹ.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều trái cây, nhóm thịt đỏ..
  • Tránh đồ tái sống, cá biển thuỷ ngân cao, đồ uống có cồn, đồ quá mặn, đồ ngọt, đồ uống có ga. Bạn cần tránh nhóm thực phẩm gây co thắt cao như dứa, đu đủ xanh.
  • Tránh mùi nước sơn hay bất cứ mùi độc hại nào khác, vì giai đoạn này khứu giác người mẹ khá nhạy bén
  • Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu, gần như tuyệt đối tránh dùng các loại thuốc. Nếu có vấn đề về sức khỏe nên gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp.
  • Không mang giày cao gót, mặc đồ bó chật, hạn chế dùng mỹ phẩm, hoá chất. HẠn chế cả việc đứng hay ngồi quá lâu. Không khiêng vác, bê đồ nặng, các động tác thể dụng thể hình nặng.

Với 03 tháng đầu cần được chú ý kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng. 

  • Tháng thứ 1: Tăng cường ăn nhóm có Axit folic, còn được gọi là vitamin B9. Vì chúng hỗ trợ tăng cường AND và tránh được những dị tật sơ sinh khi hình thành như sứt môi, hở hàm ếch, các bệnh liên quan đến ống thần kinh của trẻ trong 3 tháng đầu
  • Tháng thứ 2:Tăng cường bổ sung sắt nên là 45-90mg/ ngày. qua nhóm thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa hay uống thêm sắt. Để tăng cường enzym giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển tốt.
  • Tháng thứ 3: Vẫn ăn uống đủ chất và tăng cường đủ chừng 800 – 1000mg canxi/ ngày. Có trong tôm, cá, hải sản, sữa. Tránh được cho trẻ thấp còi, các bệnh suy dinh dưỡng, tăng cường chắc xương, răng sau này.

Cũng lưu ý thêm về chăm sóc sức khỏe 3 tháng đầu thai kỳ sẽ dễ bị đau bụng, nôn ói, loét dạ dày hay ngay cả động thai. Đó là do hệ tiêu hoá nhạy cảm hơn, thai nhi trong bụng yếu ớt nên chỉ cần bất cẩn 1 chút không ăn chín uống sôi hay ăn đồ lạnh dễ gặp các bệnh trên. Chưa kể những va đập, chấn động hay ngay cả tâm trạng không tốt cũng suy nhược khiến người mẹ dễ bị động thai. Nên bạn cần hết sức nhẹ nhàng và lưu ý.

2. Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bà bầu 4-6 tháng thai kỳ

Với bà bầu khi đã đi vào giai đoạn 4-6 tháng, những tháng giữa khá ổn định của thai kỳ tuy đã phần nào yên tâm nhưng đừng chủ quan mà bỏ qua các lưu yhs dưới đây:

  • Cần bổ sung đủ acid béo, đạm, khoảng 4-95g mỗi ngày, có trong thịt cá, trứng, sữa. Nhất là các loại cá nước ngọt, các loại hạt và nhớ thêm dầu oliu vào thức ăn khi chế biến.
  • Bạn cũng cần khoảng 2000 calo, có trong bánh ngọt, bánh mì trắng, cơm…
  • Cần 10mg vitamin D, qua việc hấp thụ ánh nắng hàng ngày hoặc bổ sung qua đường uống
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để bổ sung vitamin và khoáng chất

Chăm sóc sức khỏe khi mang thai, cho dù là giai đoạn nào cũng không nên lơ là. Vì thế ở tam cá nguyệt thứ 2 này bạn nhớ lên thực đơn bổ sung như sau:

  • Tháng thứ 4: Tăng cường nhóm đạm, chất xơ có trong các loại thịt, rau xanh, ngũ cốc, yến mạch
  • Tháng thứ 5: Bổ sung thực phẩm chứa acid béo có trong cá ngừ, cá hồi, cá chép, tránh các bệnh về thần kinh, chậm phát triển trí não cho trẻ
  • Tháng thứ 6: Cần bổ sung nhiều canxi, sắt qua sữa công thức, sữa bà bầu

Ở những giai đoạn này khá nguy hiểm vì các bà mẹ thường gặp triệu chứng mở cổ tử cung, sinh non hay con thiếu nhẹ cân. Vậy nên khi đi đứng, làm việc và ăn uống cần lưu ý tránh nhóm gây co thắt, độc hại đến thai nhi.

3. Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bà bầu 7-9 tháng thai kỳ

Đây là giai đoạn nước rút, khi mà các bà mẹ sắp sửa vượt cạn, có thành công hay không. Vậy nên cũng cần được chăm sóc kỹ càng. Với những lưu ý dưới đây:

lưu ý khi mang thai tháng đầu
  • Luôn kiểm tra sức khoẻ, siêu âm tăng cường theo tháng, các tuần cuối để theo dõi cân nặng, dinh dưỡng, các vấn đề phát sinh
  • Xác định lượng nước ối có đủ hay giảm, hay dư thừa có thể dẫn đến vấn đề thai nhi
  • Xác nhận tuổi thai hoặc tỷ lệ xương chậu, để sẵn sàng cho sinh nở
  • Xét nghiệm fibronectin cổ tử cung. Xác định nguy cơ chuyển dạ sinh non khi nghi ngờ có vấn đề

Trong kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe khi mang thai, ở những tháng cuối này các mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn sàng tất cả các vật dụng cho trẻ và cho mẹ trong quá trình sinh nở. Bằng cách có thể mua trọn gói những set sơ sinh nếu chưa biết mua lẻ những gì hoặc nhờ người đã đi trước tư vấn.

Về chế độ ăn uống, các mẹ cũng cần bổ sung tăng cường đủ chất hàng ngày, cùng tăng cường các nhóm dinh dưỡng quan trọng theo từng tháng dưới đây nha.

  • Tháng thứ 7: Từ tháng thứ 7 trở đi đến khi sinh, các mẹ chú ý trong ăn uống nên tăng thêm 475 Kcal/ngày.
  • Tháng thứ 8: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 – 30 mg/ngày), có trong các loại rau xanh đậm, các loại thịt đỏ, trái cây sấy khô
  • Tháng thứ 9:Cứ 1,000 gam canxi cần 400mg magie để đồng hóa. Tăng cường ăn thêm hạt hạnh nhân, lúa mạch, hạt óc chó…

Ở những tháng cuối này, trẻ chuẩn bị ra đời, kích thước cũng lớn hơn, khiến các mẹ cũng ì ạch hơn. Vì vậy chứng ợ nóng, bàn chân và bàn tay sưng, mệt mỏi, táo bón, đau lưng, đau nhức các cơ, thường phổ biến ở các mẹ bầu.

Vì thế theo chuyên gia, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hà- thạc sĩ đã công tác hơn 15 năm trong nghề Y cho biết: “ Tuyệt đối các mẹ bầu nên tránh đồ ăn cay và béo, giàu natri, tránh đồ uống có cồn, ga…tránh đồ nhiều muối để không bị sưng phù nề các vùng chân, bắp đùi. Thời kỳ này các mẹ bầu cần sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần để siêu âm cổ tử cung”

Đến khi các mẹ thấy có những cơn gò cứng đau nhẹ dưới bụng hay rò rỉ nước ối, có thể sắp chuyển dạ và nhớ sẵn sàng cho sinh nhở nhé.

Để lâm bồn tốt nhất, hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất và chăm sóc sức khỏe khi mang thai thật tốt cho những điều sắp xảy ra. Đồng thời bạn hãy cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt chỉ nên nghĩ đến các khía cạnh tích cực về những việc sắp tới để sẵn sàng nhé


Dr Hoàng Hà niềm tin của phái đẹp!

  • Cơ sở: C9, Ngõ 153 Trường Chinh, P. Phương liệt, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Bệnh viện công tác: Bệnh viện thẩm mỹ Emcass, Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
  • Website: https://drhoangha.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/drhoanghapttm
  • Hotline: 0886.333.225 – 093.6151.480

Chia sẻ

Dr Hoàng Hà Đ/c làm đẹp – Thẩm mỹ uy tín và chất lượng hàng đầu Cam kết mang đến cho khách hàng một diện mạo hài lòng, tự tin cùng chất lượng dịch vụ an tâm, đẳng cấp

Hotline: 0945.333.225

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Đặt lịch hẹn với Dr Hoàng Hà!

  • ĐẶT LỊCH HẸN với DR HOÀNG HÀ


  • Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách
  • Tư vấn trực tiếp 24/7: 0886.333.225